GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG
A/ Chương trình Giáo dục & Đào tạo Vovinam Xã hội học tập
B/ Giáo dục – Đào tạo – Bồi dưỡng
Nhằm chuẩn hoá, chuyên môn hoá, quy mô hoá, thời đại hoá về công tác giảng dạy VVN trong xã hội, HĐVSCQ chủ trương về Giáo dục & Đào tạo VVN như sau:
- Căn cứ quan điểm, triết lý, lý thuyết, thực hành của môn phái VVN trước đây
- Căn cứ triết lý GD, sứ mạng, tầm nhìn của HĐVSCQ hiện nay
- Căn cứ triết lý giáo dục hiện đại- UNESCO:
+ Hai thành phần chủ yếu của nền Giáo Dục (GD) trong Xã hội Học tập (XHHT):
– Giáo dục ở trong nhà trường: Là GD chủ yếu cho thế hệ trẻ (Học theo khoá)
– Giáo dục ở ngoài nhà trường: Là GD cho người lao động và các đối tượng
còn lại. (Học thường xuyên và học suốt đời).
+ Triết lý giáo dục:
Triết lý giáo dục thế kỷ XXI (J. Delors, UNESCO, 1996) | |
---|---|
Học suốt đời | Lifelong learning |
Bốn trụ cột của giáo dục: Học để biết, để làm, để chung sống, để làm người. | Learning: to know, to do, to live together, to be. |
Xây dựng xã hội học tập | Learning society |
HĐVSCQ cụ thể hoá phương hướng GD-ĐT theo trình tự – GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG như sau:
1/ Giáo dục
Chương trình huấn luyện theo chương trình thống nhất toàn cầu của HĐVSCQ hiện hành,
Hình thức tổ chức lớp đa dạng: Giảng dạy VVN trong quảng đại quần chúng, trong và ngoài trường học.
Đơn vị triển khai thực hiện: WVVF, VVF và các Liên đoàn, Hội, Chi hội, Câu lạc bộ, Trung tâm TDTT ở các địa phương trong và ngoài nước.
Tuyển sinh- Chiêu sinh:
- Lớptại các Trung tâm TDTT
- Lớp tại Trường học (trong/ngoài giờ)
- Lớp VVN chuyên đề ( bán online/ online)
- Đại học(chính khoá/ tại chức liên kết với Trường Đại học)
2/ Đào tạo
HĐVSCQ & VVF các Liên đoàn quốc gia nước ngoài tổ chức các lớp đào tạo HLV, VS, và liên kết đào tạo trình độ Cử nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ hệ chính quy, chuyên tu, học từ xa, học trực tuyến với các đề tài nghiên cứu về VVN.
+ Mục đích: Chuẩn hoá đội ngũ Vận động viên, Huấn luyện viên, Võ sư; tạo nguồn Võ sư kế cận sau này
+ Đối tượng: Môn sinh có năng khiếu VVN, có nguyện vọng học tập và phục vụ VVN lâu dài.
+ Đào tạo trình độ Đại học ( liên kết với Trường Đại học)
- Tin tức – Thông báo
- Chương trình đào tạo
- Kế hoạch đào tạo
- Chuyên đề bồi dưỡng
- Thực tập sư phạm
- Quy chế – Biểu mẫu
- Danh sách sinh viên tốt nghiệp
- Thông tin liên hệ
+ Đào tạo trình độ Sau Đại học ( đơn vị đào tạo: Học viện VVN, liên kết với Trường Đại học)
- Thạc sĩ( trong/ ngoài nước)
- Tiến sĩ(Đào tạo trong/ ngoài nước)
- Chương trình bổ sung kiến thức
- Liên kết
Tuyển sinh Đại học
Hình thức lớp Trung tâm TDTT Trường học- Ngoài giờ Trường học- chính khoá Hệ đào tạo cử nhân VVN
Cách thức tuyển sinh Theo quy định của TT TDTT Tuỳ từng trường Tuỳ từng trường Theo hợp đồng liên kết đào tạo giữa HĐVSCQ/ VVF với Trường Đại học.
Sau Đại học
Đơn vị đào tạo | Học viện VVN toàn cầu | Theo hợp đồng liên kết đào tạo giữa HĐVSCQ/ VVF với Trường Đại học. |
---|---|---|
Hình thức lớp | Hệ đào tạo Thạc sĩ/ Tiến sĩ VVN. (Tập trung/ Không tập trung) | Hệ đào tạo Thạc sĩ/ Tiến sĩ VVN (Tập trung/ Không tập trung) |
3/ Bồi dưỡng
HĐVSCQ & VVF trực tiếp tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Lớp VVN chuyên đề ( bán online/ online) thông qua các chuyên đề Seminar hằng năm.
STT | Loại hình tổ chức | Báo cáo viên | Thành phần tham dự | Chứng nhận |
---|---|---|---|---|
1 | Hội nghị chuyên môn | - Võ sư cao cấp VVN - Các GS,PGS,TS trong/ ngoài VVN | VS, HLV các Liên đoàn trực thuộc; Hoặc các đối tượng phù hợp nội dung chuyên đề do BTC qui định. | Cấp chứng nhận |
2 | Hội nghị chuyên đề | - Võ sư cao cấp VVN - Các GS,PGS,TS trong/ ngoài VVN | Như trên | Cấp chứng chỉ |
3 | Lớp bồi dưỡng Huấn luyện viên-Võ Sư. | - Võ sư cao cấp VVN - Các GS,PGS,TS trong/ ngoài VVN | Như trên | Cấp chứng chỉ |