Hình thái văn hoá phi vật thể Vovinam – Việt võ đạo
A/ MÔN PHÁI VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO
Các thành phần Võ đạo (từ tư duy góp phần xây dựng con người theo thuyết cách mạng Tâm-Thân; từ ý muốn giúp người có khả năng tự vệ tốt, nghị lực sung mãn,…các Võ sư nghiên cứu cách sáng tạo ra thế võ)—Sáng tạo thế võ & hệ thống các thế võ (Võ thuật)–Các thế võ cần được thử nghiệm ứng dụng thực tế- Dạy Võ (Phục vụ cộng đồng)
Chuỗi từ tư duy đến hành động: Võ đạo —-Võ thuật — Phục vụ cộng đồng cần có một Hệ thống lãnh đạo, điều khiển tinh tế cho sự vận hành hiệu quả cao nhất của 3 thành phần trên. Hệ thống đó chính là một Kiến trúc thượng tầng (KTTT), trong môn phái đó chính là HĐVSCQ. Tổng hoà tinh tế các thành phần KTTT-VĐ-VT-PVCĐ tạo thành một Hình thái Văn hoá- Xã hội VVN, chi tiết hơn là một Hình thái Văn hoá Phi vật thể – Xã hội VVN, đó chính là Môn Phái VVN-VVĐ, trong đó HĐVSCQ nằm trong môn phái VVN và ở vị trí phía trên cao nhất so với các thành phần VĐ-VT-PVCĐ.
1/ Cơ sở hạ tầng (The infrastructure)-(PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG)
CSHT theo quan điểm VVN bao gồm hai nghĩa:
1/ Nghĩa bóng: CSHT là phạm trù triết học, chỉ mối quan hệ giữa NGƯỜI với NGƯỜI trong quá trình DẠY VÕ và HỌC VÕ. Đây là một trong những biểu hiện của quan hệ xã hội, tương tác & PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG (PVCĐ).
2/ Nghĩa đen: là cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng trong đời sống như điện, đường, trường, trạm… nó thuần túy là vật chất hữu hình. Dùng làm phương tiện phục vụ cho luyện tập, dạy Võ tại các CLB, Võ Đường, Trung tâm,…..
PVCĐ là những quan hệ xã hội, xã hội là một chuỗi vận động trong không gian theo thời gian trong đó có từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội luôn có tính chất đặc trưng, độc đáo, riêng biệt. Nó chính là CƠ SỞ HẠ TẦNG (CSHT).
Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của Kiến trúc thượng tầng (KTTT), những biến đổi trong CSHT tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi trong KTTT; do đó sự biến đổi của KTTT là sự phản ánh đối với sự biến đổi của CSHT.
2/ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG (SUPERSTRUCTURE)- (HĐVSCQ)
Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với CSHT, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển CSHT đã sinh ra nó.
Tổng thể KTTT, cùng với các thành phần trong nó đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát triển và tác động một cách mạnh mẽ đối với CSHT. Có hai khả năng tác động của KTTT đối với CSHT như sau:
- Nếu KTTT tác động cùng chiều với CSHTthì thúc đẩy CSHT phát triển. Suy ra: VVN phát triển.
- Nếu KTTT tác động ngược chiều với CSHTthì kìm hãm hay triệt tiêu CSHT. Suy ra: VVN suy thoái.
Thực tiễn thời đại cho thấy rằng, nhu cầu học Vovinam ngày càng cao, hình thức dạy và học càng phải cập nhật hoá công nghệ thông tin, kỹ thuật số; đồng thời đối tượng cùng nghề nghiệp của họ thuộc các lĩnh vực ngành nghề, lứa tuổi khác nhau, … dân tộc, văn hoá, quốc gia, vùng lảnh thổ cũng khác nhau. Tức CSHT có nhu cầu, đối tượng, hình thức dạy-học VVN, phương tiện,… khác nhau. Nó đòi hỏi KTTT- HĐVSCQ phải chỉ đạo cập nhật chương trình, nghiên cứu đổi mới kỹ thuật đòn thế,… từ đó vạch ra phương hướng mới về sứ mạnh- tầm nhìn-mục tiêu- chuẩn đầu ra, chỉ đạo mang tầm chiến thuật, chiến lược để các đơn vị thành viên trong ngoài nước thực hiện Giáo dục & Đào tạo VVN sâu, rộng, hiệu quả hơn tức CSHT phát triển hơn dẫn đến sự phát triển toàn diện cho môn phái hơn.
Ngược lại nếu KTTT- HĐVSCQ không theo kịp, không có đường lối chỉ đạo phù hợp với nhu cầu thực tế của CSHT thì sẽ kiềm hãm sự phát triển của CSHT cũng chính là tự kiềm hãm sự phát triển của môn phái, thu hẹp khả năng phục vụ cộng đồng.
3/ HÌNH THÁI VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ – XÃ HỘI VOVINAM (FORM OF INTANGIBLE CULTURE – SOCIAL VOVINAM- (MÔN PHÁI VVN- VVĐ)
Hình thái Văn hoá phi vật thể – xã hội VVN là một phạm trù triết học duy vật biện chứng, là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là VÕ ĐẠO, VÕ THUẬT và PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG. Mỗi mặt của hình thái có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.
Nếu như Sinh ngữ là ngôn ngữ sống, thì Võ VVN là Sinh Võ là Võ sống-Võ sinh động. Xã hội là một cơ thể sống liên tục phát triển không ngừng,VVN cũng là “cơ thể sống” luôn vận động phát triển. Hiểu được quy luật nầy, ta cần có hành động đúng hướng đó là bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, duy trì di sản văn hoá phi vật thể quốc gia VVN, đồng thời sáng tạo đổi mới nhằm hệ thống hoá, khoa học hoá, hiện đại hoá VVN, đoàn kết tập trung sức mạnh tập thể trong nghĩa vụ vì cộng đồng & phục vụ cộng đồng toàn cầu hữu hiệu hơn.
B/ Quyết định & Chứng nhận DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ QUỐC GIA
=======================================================================