Triết lý giáo dục Vovinam – Việt võ đạo
Tổ Đường
* Hội đồng Võ sư Chưởng Quản là tập thể lãnh đạo cao nhất và duy nhất của Môn phái Vovinam -Việt võ đạo bảo tồn Di sản Văn hoá phi vật thể VVN, điều hành, chỉ đạo và hỗ trợ các đơn vị thành viên trên toàn cầu thực hiện theo ba mục đích năm tôn chỉ của Môn phái.
* Hội đồng Võ sư Chưởng Quản tuân thủ quan điểm giáo dục nhằm đào tạo người học đạt chuẩn: trở thành người có kiến thức- kỹ năng chuyên nghiệp về thể chất (khoẻ, tự vệ, dưỡng sinh), nâng cao sức mạnh tinh thần, có đạo đức, có kỷ luật, có trách nhiệm với cộng đồng và là công dân tốt cho xã hội.
* Hội đồng Võ sư Chưởng Quản xây dựng môi trường giáo dục kiến tạo, hướng đến người học, người học là trung tâm – nhân vật trung tâm của hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục VVN tổ chức hệ thống, linh hoạt, hướng đến sự thích ứng xã hội. Các tổ chức, đơn vị trong & ngoài nước có liên quan đến hoạt động giáo dục VVN của Môn phái, HĐVSCQ cam kết đồng hành, hỗ trợ cho công tác giáo dục một cách hiệu quả theo chủ trương VVN thống nhất toàn cầu.
* HĐVSCQ tôn trọng và xem văn hóa chất lượng trong giáo dục là một trong những tôn chỉ hoạt động. HĐVSCQ sử dụng đa dạng các phương thức giáo dục, phương pháp đào tạo, khai thác công nghệ thông tin hiện đại phục vụ trong quản lý, giáo dục, đào tạo, thi đấu VVN, khuyến khích tư duy tích cực, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và hứng thú nghề nghiệp.
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Triết lý giáo dục của Vovinam-Việt Võ Đạo
Educational philosophy of Vovinam-Viet Vo Dao
——-Giá trị cốt lõi——-
RÈN ĐỨC- LUYỆN TÀI – SÁNG TẠO – NHÂN VĂN
MORAL TRAINING – PRACTICE TALENT – CREATIVITY – HUMANITY
Nhằm bảo tồn và phát triển quan điểm của các võ sư tiền bối xưa trong thời đại hiện nay- thế kỷ 21. HĐVSCQ triển khai triết lý giáo dục như sau:
A/ Rèn đức(moral training)
Rèn đức là rèn luyện về Võ ĐẠO một trong ba lĩnh vực đào tạo của Vovinam. Trong VVN rèn đức trước nhất là tri ân cội nguồn, kính trên- nhường trước, trung thành với mục đích- tôn chỉ tiếp bước hoàn thiện và phát triển VVN, loại bỏ tính vị kỷ, chủ nghĩa anh hùng cá nhân, học Võ để tu thân không vì màu đai.
Rèn đức là luôn có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người, giúp bản thân Môn sinh – người học nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống. Rèn luyện đức với cái tâm trong sáng, với lòng nhiệt thành kết hợp và chỉ dẫn bởi cái tài, bởi năng lực thông tuệ.
B/ Luyện tài(Practice talent)
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển đất nước vươn lên mạnh mẽ với công nghệ hiện đại cùng với sự hội nhập toàn cầu, đòi hỏi những người môn sinh VVN, đặc biệt những thế hệ trẻ phát huy tài năng trên tất cả các lĩnh vực, trở thành những con người có tri thức và phẩm chất đạo đức cao đẹp. Do vậy, việc luyện tài thông qua việc học tại võ đường, học từ môi trường xung quanh và tự học phải luôn được đẩy mạnh và khơi dậy tinh thần hăng say miệt mài học tập với động cơ và thái độ đúng đắn, với tinh thần kiên trì và tích cực nhất để có được trình độ võ đạo, võ thuật cao để hoàn thiện đồng bộ TÀI- ĐỨC cho bản thân trong trách nhiệm phục vụ cộng đồng.
C/ Sáng tạo ( Creativity)
Môn phái VVN-VVĐ- HĐVSCQ coi trọng và khuyến khích các MS, HLV, VS nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức góp phần cải tiến đòn thế, chương trình huấn luyện, phương pháp huấn luyện, phương thức giáo dục đào tạo cho phù hợp với các đối tượng trình độ, lứa tuổi, văn hoá, vùng miền, quốc gia khác nhau. Đó chính là động lực thúc đẩy cách thức giảng dạy, khuyến khích và gợi mở cho người học- Môn sinh VVN chủ động chiếm lĩnh kiến thức võ đạo, võ thuật phát huy cao nhất khả năng tư tuy của môn sinh nhằm hoàn thiện mục tiêu là sản phẩm đào tạo (người học- môn sinh) khoẻ thể chất- mạnh tinh thần, có khả năng tự vệ tốt, chiến đấu tốt khi cần; đồng thời ngườc học có thể trở thành HLV, VS tiếp nối sự nghiệp phát triển VVN.
D/ Nhân văn(Humanity)
HĐVSCQ chủ trương thực hiện nhiệm vụ “ Tự hoàn thiện – phục vụ cộng đồng”. Vì thế luôn coi trọng Student-centered (Người học là trung tâm), nghiên cứu cải tiến nội dung Comprehensive education (Giáo dục toàn diện), Knowledge co-creation (Kiến tạo tri thức), để đạt hiệu quả ngày càng thiết thực hơn trong công tác Community engaged (Phục vụ cộng đồng) theo quan điểm UNESCO – Lifelong learning (Học tập suốt đời)